Tết Nguyên Đán – phong tục đón tết của người Việt. Bạn có biết?

30/12/2020
Blog

Tết Nguyên Đán – dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Trước ngày Tết, người Việt có các phong tục như “cúng Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “cúng Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

Tết Nguyên Đán - phong tục đón tết của người Việt. Bạn có biết?

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Sắm đào và quất ở miền Bắc; miền Trung hay mai ở Miền Nam được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày giáp Tết. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau; cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp; mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.

“…Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,

Cả đêm cuối chạp nướng than hồng.

Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,

Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.”

Tết Nguyên Đán - phong tục đón tết của người Việt. Bạn có biết?

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Phong tục đón Tết Nguyên Đán

Có thể nói, là một người con đất Việt; ấy nhưng thế hệ trẻ dần quên đi những phong tục đón Tết Nguyên Đán rất đỗi thân thuộc và truyền thống ấy. Bạn biết Phong tục thất truyền? Bạn biết Phong tục đại chúng?

Tết Nguyên Đán - phong tục đón tết của người Việt. Bạn có biết?

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Phong tục thất truyền

Phong tục thất truyền bao bồm:

  • Sêu Tết: Ngày xưa các cặp trai gái đang trong thời kỳ hứa hôn, trước Tết người con rể tương lai phải mang lễ đến biếu bố mẹ vợ.
  • Trồng và hạ nêu: Trên cây treo một số vật tượng trưng gọi là bùa nêu để trừ tà quỷ.
  • Hát sắc bùa: Sau giao thừa, trẻ em nhà nghèo tụ tập thành từng nhóm, đến cửa các nhà vừa hát vừa gõ trống. Chủ nhà bao giờ cũng mở cửa ra phát tiền mừng tuổi cho các em để hai bên cùng gặp hên.
  • Gánh nước: Ngay sau Giao thừa hoặc sáng mồng Một, người nhà mang thùng ra sông hoặc ra giếng làng gánh nước về đổ đầy chum vại, với hy vọng sang năm mới “của cải như nước non”.
  • Chúc Tết theo thứ tự: Chúc theo thứ tự mồng một nhà trai, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy. Ngày nay tùy theo thời tiết, đường sá, tiện bên nào thì đến bên đó trước.
  • Lạy sống ông bà: Con cháu đến chúc Tết việc đầu tiên là phải vào quỳ lạy sống các cố và ông bà.

Tết Nguyên Đán - phong tục đón tết của người Việt. Bạn có biết?

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Phong tục đại chúng

Mua và xin câu đối trước Tết, Mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên, Xông nhà

  • Mua và xin câu đối trước Tết Nguyên Đán. Nhiều người ta mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho, chữ Hán-Nôm; thư pháp chữ Việt mang ý nghĩa cầu an, cầu tài lộc cho năm mới.
  • Mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên: Được bày biện cầu kỳ đầy đủ vật lễ. Người nội trợ có ý thức mua đủ năm loại quả và trình bày sao cho đẹp mắt và có ý thể hiện vẻ sung túc của gia đình.
  • Xông nhà. Người ta nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông nhà; cầu mong sang năm lấy được vía tốt của người xông nhà.

RM5YTbHOsH

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Chọn hướng xuất hành, Mừng tuổi, Lễ chùa, Mua muối

  • Chọn hướng xuất hành: Sau giao thừa, có người xuất hành đi du xuân luôn. Họ chọn một hướng tương hợp tương sinh với mình với con giáp của năm để xuất hành cầu tài đón lộc.
  • Mừng tuổi: Chúc mừng tuổi người lớn (ông bà, cha mẹ, họ hàng) và lì xì cho trẻ nhỏ.
  • Lễ chùa: Có người cả năm không đi lễ; nhưng đến Tết nhất thiết phải qua chùa thắp nén hương, dâng tiền giọt dầu hoặc tiền công đức cho chùa. Vào ngày đầu năm; tại chốn linh thiêng, người ta tin rằng điều cầu khấn của mình có nhiều khả năng thành hiện thực.
  • Mua muối: Đầu năm mọi nhà đều mua muối để cầu may mắn đến. Vẫn có câu là Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Khai ấn và Khai bút, Đi lễ chùa và xin xăm

  • Khai ấn và Khai bút: Đầu Xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt; người có chức tước khai ấn (đóng con dấu lần đầu tiên trong năm); học trò, sĩ phu khai bút (viết bài hoặc một đoạn văn, một câu thơ… đầu tiên trong năm); nhà nông khai canh (cày ruộng, làm đất, trồng, cấy lần đầu tiên trong năm); người buôn bán thì khai thương (mở hàng lần đầu tiên trong năm)…

qyEGuzTzQy

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

  • Đi lễ chùa và xin xăm (miền Bắc gọi là xin thẻ). Không ai biết chắc chắn phong tục này có từ bao giờ và tại sao nhưng trong những ngày đầu năm âm lịch thì rất nhiều người thích đi lễ ở các lăng tẩm; đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi sáng mồng một. Phong tục này thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng xuất hành và hái lộc. Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm. Ở miễn Bắc có tục “bốc quẻ thẻ” giống như tục “xin xăm” ở phía Nam. Người xin thẻ dâng một lễ mọn rồi chọn lấy một quẻ thẻ bằng tre viết chữ Hán. Trên quẻ thẻ thường ghi một câu văn ngắn gọn rút từ điển tích Trung Hoa cổ. Căn cứ câu văn ấy; người xin thẻ có thể luận ra “tiền định” cuộc đời mình trong năm đó. Nếu không thông thạo Hán Văn; có thể thuê thầy đồ luận giải giúp. Ngày nay, người ta thường bỏ thẻ tre và thay vào đó bằng những tờ bướm in chữ quốc ngữ với lời giải được soạn sẵn.

– Tham khảo: Wikipedia –

Tìm hiểu thêm: Khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn | chuyến đi của thanh xuân

Nguồn: Grouptour.club

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *