01 ngày khám phá Làng cổ Đường Lâm – nơi duy nhất “một ấp hai vua”

07/01/2021
Blog

01 ngày khám phá Làng cổ Đường Lâm – nơi duy nhất “một ấp hai vua” có gì? Làng cổ Đường Lâm như bức tranh dung dị và thuần khiết nhất tại mảnh đất Hà thành thâm nghiêm đầy náo nhiệt. Có thể nói; nơi đây như “thủ phủ” tuyệt vời cho những kẻ “đi lạc” tìm một vé về tuổi thơ. Thanh bình. Êm ả. Và ngọt ngào, giản dị. Đó là những từ ngữ miêu tả đúng nhất; chuẩn chỉnh nhất về Đường Lâm – quê hương của nhiều danh nhân đất Việt. Vậy; nơi đây có gì níu giữ tâm hồn ta đến vậy?

Vi38ClQcdJ

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

01 ngày khám phá Làng cổ Đường Lâm - nơi duy nhất “một ấp hai vua”

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Bạn biết gì về Đường Lâm – “Đất hai vua”?

Được biết, Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Đây là quê hương nhiều danh nhân như bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng); Bố Cái Đại vương Phùng Hưng; vua Ngô Quyền; Thám hoa Giang Văn Minh; bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng); Phan Kế Toại; Hà Kế Tấn; Kiều Mậu Hãn; Phan Kế An,… Không những vậy; Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua ( nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền).

01 ngày khám phá Làng cổ Đường Lâm - nơi duy nhất “một ấp hai vua”

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Ta thường gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây; trong đó 5 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19; Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.

01 ngày khám phá Làng cổ Đường Lâm - nơi duy nhất “một ấp hai vua”

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

01 ngày khám phá Làng cổ Đường Lâm - nơi duy nhất “một ấp hai vua”

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

kJE7igjHcm

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Di sản kiến trúc Làng cổ Đường Lâm

Có thể nói, đến đây du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước hay gò đồi.

knVn7VWlit

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng.

nXNsNGzfUh

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ – được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) – là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ,…

128092976 4088162691197338 4341208225702582606 o

(Nguồn ảnh: Phuoc Huy)

128427685 4088162574530683 8516877021993774725 o

(Nguồn ảnh: Phuoc Huy)

(Nguồn ảnh: Shutterstock)

Làng nghề truyền thống

Nhắc đến Đường Lâm, ta nghĩ ngay đến làng làm tương. Nghề làm tương ở đây cũng rất nổi tiếng và chất lượng tương, không hề thua kém các làng làm tương khác như làng Bần Yên Nhân (Hưng Yên), Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây…). Ngoài ra nơi đây còn nổi tiếng với loại kẹo dồi, kẹo lạc hay món chè lam thơm ngon. Không những vậy, Đường Lâm cũng khá nổi tiếng với món thịt quay đòn – hương vị đặc biệt mà chỉ nơi đây mới có.

Tìm hiểu thêm: Chúc mừng năm mới 2021 | Hanoi Open Tourism làm được gì? Bạn làm được gì?

Nguồn: Grouptour.club 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *