Hà Giang mùa hoa tam giác mạch có gì mà hot đến vậy?
Hà Giang mùa hoa tam giác mạch nơi anh, có gì mà hot đến vậy ? Em kể anh nghe !
“Đến Cổng Trời khi bóng tà chạng vạng
Nhìn đầu non bảng lảng khói mây bay
Theo chân anh dạo gót đến nơi này
Đường Hạnh Phúc tay đan tay ta bước
Hà Giang ơi ! nơi đây miền sơn cước
Địa chất toàn câu đã được vinh danh
Mùa Tam Giác Mạch em đến bên anh
Núi Tiên Cô một màu xanh bát ngát
Mã Pì Lèng… vẳng xa xa tiếng hát
Thổn thức điệu khèn dào dạt niềm yêu
Em bên anh trong thăm thẳm trời chiều
Mắt môi đây… thầm nói lời âu yếm
Rất bình yên khi thuyền tình cập bến
Như một lần được đến với Hà Giang
Khắc tên nhau trên vách núi đại ngàn
Sóng tình yêu dâng tràn nơi cực Bắc !”
Nội dung bài viết
Hà Giang ở đâu ?
Hà Giang – một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía tây giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Hà Giang, cách Thủ đô Hà Nội 320 km.
Hà Giang có gì mà hot đến vậy ?
Tôi tưởng Hà Giang sẽ giống với Sapa, Mộc Châu hay Cao Bằng. Mọi thứ chỉ dừng lại ở tương đối; đẹp thì đẹp đấy nhưng chưa đủ, cung cách sinh hoạt thì sống động đấy nhưng chưa nổi bật, độc đáo, cảnh quan “non xanh nước biếc” đấy nhưng chưa in hằn dấu ấn sâu đậm.
Tôi đã những tưởng như vậy. Nhưng không, tôi thực sự mang lòng yêu mảnh đất xinh đẹp ấy.
Hà Giang có gì mà hot đến vậy. Tôi kể bạn nghe:
Hà Giang mùa hoa tam giác mạch
Tam giác mạch như một “đại sứ du lịch của Hà Giang”. Mỏng manh nhưng mạnh mẽ, bền bỉ; nhỏ bé nhưng cứu đói cả dân làng; hồng xám nhưng thắp sáng cả vùng trời Đông Bắc lạnh lẽo mỗi độ đông về.
Đó là hoa tam giác mạch kiều diễm nợ rộ giữa cao nguyên đá Đồng Văn.
Sự tích về loài hoa có sức sống mãnh liệt mang tên Tam giác mạch
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới; mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn.
Khi ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng; chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp.
Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua, nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng.
Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ; từ trước đến giờ chưa ai được ngửi.
Mọi người cùng tìm đến khe núi, và ai nấy đều ngỡ ngàng; một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa.
Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo.
Cái bụng đã ngủ yên không lóc óc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “tam giác mạch”.
Chinh phục một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam | đèo Mã Pì Lèng
Về Hà Giang, bạn không những được thăm quan, ngắm cảnh Đông Bắc trùng điệp; thơ mộng những cánh đồng hoa tam giác mạch; bạn còn có cơ hội chinh phục một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam | đèo Mã Pì Lèng.
Đèo Mã Pì Lèng hay Đèo Mã Pí Lèng (theo âm tiếng H’Mông là Mả Pí Lèng, còn đọc là Mã Pỉ Lèng), là đèo trên quốc lộ 4C ở vùng đất xã Pải Lủng và Pả Vi huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, Việt Nam.
Đây là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km, vượt núi Mã Pí Lèng ở sườn phía đông với độ cao vùng đỉnh đèo khoảng 1.200 – 1.400m.
Con đèo được du khách xếp vào nhóm “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc Việt Nam, cùng với Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.
Chẳng vậy mà bao tao nhân mặc khác, bao thi sĩ dành tặng cho con đèo những vẫn thơ, những ngôn từ thật trau truốt, đẹp đẽ đến lạ.
(Nguồn ảnh: sưu tầm)
Năm 1964, nhà thơ Nguyễn Hải Trừng khi đứng trước sắc cảnh dữ dằn, khốc liệt của Mã Pí Lèng đã viết:
Y chu choa! Nguy ôi! Cao thay!(…)
Mây đạp dưới chân, trời đụng trán…
Đáng chú ý nhất là Tùy bút Mỏm Lũng Cú tột Bắc của nhà văn Nguyễn Tuân.
Ông viết rằng:
“Cả quãng Đồng Văn-Mèo Vạc 24 cây số đường núi đá này phải làm mất một năm rưỡi, nhưng riêng chỗ dốc Mã Pí Lèng thì phải tốn mất 11 tháng treo mình trên vách đá để đục, bổ đá khắc đá ra mà cấn mặt đường vào vách đá đứng thành vại.”
Chèo thuyền trên sông Nho Quế thơ mộng
Chèo thuyền trên sông Nho Quế thơ mộng quả là một trải nghiệm thật thú vị và tuyệt vời biết bao. Bạn ạ, giữa mây ngàn bao phủ, núi non trùng điệp; sông Nho Quế mang trong mình sắc xanh ngọc bích đẹp đẽ đến lạ thường.
Một phụ lưu của sông Gâm, một đoạn là biên giới Việt-Trung như một dải lụa nhẹ nhàng hằn in cảnh non nước kỳ vĩ Hà Giang; điểm xuyết những vệt lóng lánh, lung linh những ngày nắng đẹp. Ấy là cả một vùng trời đầy thương nhớ, thơ mộng làm sao.
Vào những ngày thu cuối vụ, hãy về Hà Giang. Hãy cảm nhận vẻ đẹp nơi đây, hãy trải nghiệm chèo thuyền trên sông Nho Quế, nghe du dương một bản tình ca yêu thích hay lắng nghe câu chuyện của bác lái đò bản địa.
Hãy làm như vậy, tôi cá rằng bạn sẽ thêm yêu, thêm mến, thêm thương vùng đất nên thơ, dung dị ấy.
Tìm hiểu thêm: Thanh xuân cần đến Mũi Né một lần
Tới đây rồi nếu bạn vẫn còn chưa biết mùa hoa tam giác mạch Hà Giang là thế nào thì có thể tìm kiếm thêm thông tin với những từ khóa gợi ý của tôi như sau nhé:
hà giang mùa hoa tam giác mạch
hà giang hoa tam giác mạch,hà giang mùa tam giác mạch,du lịch hà giang mùa hoa tam giác mạch,mùa hoa tam giác mạch ở hà giang,mùa hoa tam giác mạch hà giang tháng mấy,mùa hoa tam giác mạch hà giang vào tháng mấy
mùa hoa tam giác mạch hà giang 2021,tour hà giang mùa hoa tam giác mạch,đi hà giang mùa hoa tam giác mạch,bài hát hà giang mùa hoa tam giác mạch
Nguồn:Grouptour.club