Làng cổ Đường Lâm “Cổ trấn bị lãng quên”

22/02/2021
Blog

Nói về nét cổ kính và lưu giữ văn hoá thì mình thấy Làng cổ đường Lâm đúng là nơi vẫn còn giữ được gần như là nguyên vẹn! Nhà mình lựa chọn Làng cổ Đường Lâm để thực hiện bộ ảnh nhỏ, góc nào trông cũng cổ kính và có những bức ảnh hoài cổ thực sự rất đẹp. Nơi mình chụp chỉ là một góc nhỏ trong làng thôi, nếu có thời gian các bạn hãy đi quoanh làng để khám phá được nhiều nét đẹp và giá trị văn hoá nhé!

Hiện nay giá vé gửi xe máy là 10.000 vnđ/ xe và vé tham quan là 20.000 vnđ/ người. Hoặc các bạn cũng có thể đi vào làng qua một số đường nhỏ quanh đó (sẽ không bị mất phí).

Làng cổ Đường Lâm “Cổ trấn bị lãng quên”

(Nguồn ảnh: Đặng Thủy)

Đôi nét về Làng cổ Đường Lâm

Làng Cổ Đường Lâm là điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. Ngôi làng mang nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Ngôi làng chỉ đứng sau phố cổ Hà Nội và phố cổ Hội An về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật.

Bắt đầu từ cổng làng cổ nằm ở làng Mông Phụ, trên còn tựa dòng chữ “thế hữu hưng ngơi đại”. Khác hẳn với các cổng làng vùng Bắc Bộ; cổng làng Mông Phụ là một ngôi nhà hai mái nằm ngay trên đường vào làng, bên cạnh có cây đa hơn 300 tuổi, bến ước, ao sen, ắt hẳn sẽ làm bạn phải rung động trước cảnh quan còn nguyên vẹn này.

Làng cổ Đường Lâm “Cổ trấn bị lãng quên”

(Nguồn ảnh: Đặng Thủy)

Những nét độc đáo đặc trưng nơi “cổ trấn”

Về đây, bạn sẽ bị hấp dẫn bởi những con đường gạch lát sạch sẽ; sự ấm cúng, bình yên của con người nơi đây. Những bức tường đá ong có màu vàng sậm; giếng nước, sân đình, ruộng nước, những ngôi chùa uy nghi,… Tất thảy như mang ta một vé về tuổi thơ.

Đường xá tại làng cổ được xây dựng theo hình xương cá với một trục đường chính và nhiều đường ngõ nhỏ thông với nhau; đình làng Mông Phụ là khu vực trung tâm. Đình làng có sàn gỗ cách mặt đất; mô phỏng kiểu kiến trúc nhà sàn. Có thể nói nghệ thuật kiến trúc; những nét chấm phá có một không hai sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên mà thốt lên sự cảm khái đầy nét tinh tế, độc đáo nơi đây.

Làng cổ Đường Lâm “Cổ trấn bị lãng quên”

(Nguồn ảnh: Đặng Thủy)

Làng cổ Đường Lâm hiện nay có tổng cộng 956 ngôi nhà cổ. Những ngôi nhà nằm ẩn mình và phủ màu rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi ri; tạo nên hình thù võng lưng, gắn liền với nhà sàn, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, chuồng trại, cây rơm, ao.

Bên cạnh đó; nằm trong trung tâm của quần thể di tích làng cổ Đường Lâm, còn có di tích Nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh. Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) và đền, lăng Ngô Quyền.

151605547 10215632885815716 3718310923123515218 o

(Nguồn ảnh: Đặng Thủy)

Bạn đến Làng cổ Đường Lâm bằng cách nào?

Nằm ở ngoại thành Hà Nội nên việc di chuyển đến làng cổ Đường Lâm cũng khá dễ dàng. Bạn có thể đến Đường Lâm bằng các cách sau:

Đi bằng xe buýt

Có 3 tuyến buýt di chuyển từ Hà Nội đến làng cổ Đường Lâm:

Tuyến số 71 từ bến xe Mỹ Đình đi bến xe Sơn Tây, giá vé 20.000 vnđ.

Tuyến số 73 từ bến xe Mỹ Đình đi chùa Thầy, giá vé 10.000 vnđ.

Tuyến số 89 từ bến xe Yên Nghĩa đi bến xe Sơn Tây, giá vé 9.000 vnđ.

Từ bến xe Sơn Tây, bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi đến làng cổ Đường Lâm.

151141842 10215632886615736 4327221335044791521 o

(Nguồn ảnh: Đặng Thủy)

Đi bằng phương tiện cá nhân

Đi theo hướng Đại lộ Thăng Long; rẽ phải ở ngã ba Hòa Lạc, theo đường 21 qua Sơn Lộc đến ngã tư giao với đường 32 bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào Đường Lâm.

Đi theo đường 32 đến thị xã Sơn Tây; đến ngã tư giao với đường 21 sẽ có lối rẽ vào làng ở bên tay trái.

151951339 10215632886335729 8842614049480414321 o

(Nguồn ảnh: Đặng Thủy)

Đi bằng xe khách

Bạn cũng có thể lựa chọn tuyến xe khách Mỹ Đình – Phú Thọ để đến Đường Lâm với thời gian di chuyển khoảng 1h15p.

Bài viết có tham khảo từ Gody.

Tìm hiểu thêm: Lang thang Hà Nội những chiều hoàng hôn “ngại ngùng” say đắm

Nguồn: Grouptour.club

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *