Tổng hợp những tip sống xanh cho mùa đại dịch
Những năm gần đây, khi tác động tiêu cực của biển đổi khí hậu ngày càng rõ rệt; cộng đồng quốc tế càng nói nhiều hơn về “sống xanh”. Và Việt Nam cũng vậy, “sống xanh” “ảnh hưởng” đến cộng đồng nước Việt mạnh mẽ và tích cực nhất ở giai đoạn dịch covid-19 hoành hành từ khoảng cuối năm 2019 đầu 2020. Vậy “sống xanh” là gì? Những tip sống xanh cho mùa đại dịch ra sao?
(Nguồn ảnh: Unsplash)
Nội dung bài viết
“Sống xanh” là gì?
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA); sống xanh có nghĩa là đưa ra lựa chọn bền vững về những thứ chúng ta ăn, về cách chúng ta di chuyển, về những món đồ chúng ta mua cũng như cách sử dụng và loại bỏ chúng. Chúng ta có thể sống xanh tại nơi làm việc hoặc ngay tại ngôi nhà của mình và sống xanh sẽ duy trì một môi trường lành mạnh.
(Nguồn ảnh: Unsplash)
Những tip “sống xanh” cho mùa đại dịch
Hạn chế xả rác thải nhựa
Có thể nói, nhựa là một trong những chất liệu quan trọng, tiện dụng nhất mà con người từng phát minh. Trong lịch sử, chất liệu nhựa nhân tạo đầu tiên vinyl clorua được nhà khoa học người Pháp – Henri Victor Regnault tổng hợp ra vào năm 1835, với tính bền, nhẹ, khó vỡ, tiện dụng và màu sắc đa dạng, được sử dụng sản xuất nhiều đồ dùng trong sinh hoạt và đời sống.
Tuy nhiên; theo thời gian, đồ dùng nhựa bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi, len lỏi khắp nơi trên đất liền đến mặt biển … Có thể thấy, số lượng ngày càng gia tăng, gây ra ô nhiễm rác thải nhựa. Mặt khác, nhựa – một loại vật liệu dễ sản xuất nhưng rất khó phân huỷ; nó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người, đe dọa hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường sống.
(Nguồn ảnh: Unsplash)
Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau thay đổi hành vi, thói quen sử dụng đồ dùng nhựa để bảo vệ môi trường sống trước khi bị hủy hoại. Một số cách thay thế hữu hiện như: sử dụng đồ bằng gỗ, giấy, túi vải; sử dụng túi dùng 1 lần cho nhiều lần; thay thế các vật dụng bằng nhựa sang vật dụng có thể tái chế được hoặc sản phẩm không có hại đến môi trường;…
(Nguồn ảnh: Unsplash)
Tích cực tái chế
Chúng ta, ai cũng ý thức được rằng tái chế rác thải rất có lợi cho môi trường. Thế nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi lợi ích thực của tái chế là gì và tại sao chúng ta phải tái chế rác thải?
(Nguồn ảnh: Unsplash)
Bạn có biết:
- Tái chế 1 tấn nhựa tiết kiệm được số năng lượng sử dụng tủ lạnh trong một tháng.
- Mỗi tấn giấy tái chế tiết kiệm được: 400 lít dầu, 4.100 kw điện, 31.780 lít nước.
- Tái chế một tấn giấy và bìa carton cứu được 15 cây gỗ.
- Tái chế một lon nhôm tiết kiệm đủ năng lượng để một ti vi hoạt động trong ba giờ và một bóng đèn sáng trong 12 giờ.
- Năng lượng dùng để sản xuất một lon nhôm từ nguyên liệu thô có thể sản xuất được 20 lon nhôm từ nhôm tái chế.
Không để thừa thức ăn, đồ uống
“Để thừa chút đồ ăn – ranh giới giữa lịch sự và lãng phí”
Mình có đọc được câu nói đó trên trang VnExpress. Quan điểm của bạn thế nào?
Theo quan niệm của các cụ xưa; khi dùng bữa ở bên ngoài, hay làm khách nhà người khác thì không nên ăn hết thức ăn bát/ đĩa của mình để giữ phép lịch sự. Thế nhưng, ngày nay người Việt (đặc biệt là những người trẻ) đã có quan niệm cởi mở hơn, nên ăn sạch đĩa vì đó là sự tôn trọng tối thiểu tới công sức của người nấu. Ngoài ra, người Việt còn có tâm lý chung là khi đi ăn với bạn bè hoặc người thân thì ăn sạch càng tốt. Còn đi ăn tiệc hoặc trong buổi hẹn hò đầu thì nên để một chút trong đĩa gọi là…
(Nguồn ảnh: Unsplash)
Nói là vậy, tuy nhiên chúng ta nên dùng hết thức ăn, đồ uống trên bát/ đĩa của mình. Điều này vừa thể hiện sự tôn trọng đến người nấu; vừa không có “cảm giác hối hận” khi lãng phí đồ ăn.
(Nguồn ảnh: Unsplash)
Tự trồng các loại rau, củ, quả
Việc trồng rau sạch tại nhà không chỉ giúp bạn được sử dụng nguồn thực phẩm sạch đồng thời còn giúp cải thiện không gian sống; nhiều người còn nhận ra trồng ra cũng là một thú vui thú vị. Một vài trang web, vlog hay tài khoản trên youtube mà bạn có thể tham khảo:
Her 86m2, Pick Up Limes, Lai Day Refill Station, Skinlax,…
(Nguồn ảnh: Unsplash)
(Nguồn ảnh: Unsplash)
Tiết kiệm nước
Nước – nguồn tài nguyên vô giá nhưng lại không vô tận. Vì vậy; việc tiết kiệm nước luôn luôn rất cần thiết ngay cả ở những nơi có nguồn nước dồi dào. Ngoài việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình; tiết kiệm nước còn giúp ngăn ngừa cạn kiệt nguồn nước ngầm, ngăn ngừa ô nhiễm nước ở các lưu vực và gián tiếp tiết kiệm điện năng sản xuất ra nước sạch.
(Nguồn ảnh: Unsplash)
*** Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau.
Tìm hiểu thêm: /Câu chuyện DU LỊCH/ Pù Luông là một nơi mà mình thấy rất hợp với mình – những tâm hồn thơ thẩn
Nguồn: Grouptour.club