Âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Chủ đích hay vô tình, âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

15/05/2021
Blog

Chủ đích hay vô tình, âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Trên một trang mạng nào đó có câu:

“Vai trò của tôi trong xã hội, hay của bất cứ nghệ sĩ hay thi nhân nào, là cố gắng và thể hiện điều mà tất cả chúng ta cảm nhận. Không phải để dạy người khác cảm nhận. Không phải như nhà rao giảng hay lãnh đạo mà như hình ảnh phản chiếu của tất cả chúng ta.”

Và đúng như vậy! Nhưng đôi khi những điều ta cảm nhận bằng thứ âm thanh ấy lại truyền cảm hứng nhất định về một điều gì đó, chẳng hạn: “xê dịch”. Chủ đích hay vô tình, âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam theo cách riêng vốn có.

Âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Hà Nội mùa thu | Mỹ Linh

Những bài hát về Hà Nội có thể nói là những lời quảng bá du lịch Việt Nam sâu sắc nhất bởi tính thâm thúy trong ý nghĩa, chắt chiu trong câu từ và cảm xúc lắng đọng từ những con người, những tác giả đã tạo nên những tác phẩm kiệt xuất đó.

“Em nghe chăng, trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình

Hà Nội mùa thu, ôi sao xuyến trong lòng ta

Như bâng khuâng nghe gió đưa

Vang vọng giữa Ba Đình

Lời Người thu năm ấy

Màu cờ thu năm ấy

Vẫn đây xanh trời mây

Thu đi dài năm tháng

Vinh quang và duyên dáng

Cho ta khuôn mặt sáng ngời

Dáng vóc của Thủ Đô

Ôi sao yêu quý, Hà Nội ơi!”

Âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Vũng Tàu biển hát | Mỹ Linh

Dù không phải là Hà Nội, cũng không phải là thành phố mang tên Bác nhưng những bài hát với những câu từ về những địa danh nào đó (dù mới mẻ) cũng đều có thể vô tình đã quảng bá du lịch Việt Nam hay chí ít là du lịch địa phương đó.

Chiều về xôn xao, nghe Vũng Tàu biển hát

Rì rào, rì rào, sóng xô bờ cát

Biển trời quê hương, nơi đây bao trìu mến

Một ngày tháng Tư, nắng đã lên xua màn đêm

Chiều về hôm nay, nghe Vũng Tàu biển hát

Dập dìu thuyền về, cá tươi đầy bến

Kìa giàn khoan cao, giữa biển trời lộng gió

Bãi trước, bãi sau, đón gió chiều dịu êm

Âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Thả chiều vào tranh | Thanh Lam

Những bản tình ca Tây Bắc luôn giản dị, mộc mạc và chất phác đã góp phần quảng bá du lịch Việt Nam tới bạn bè thế giới để biết đến Việt Nam như một mảnh đất còn màu mỡ với những vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết, với những bức tranh văn hóa đậm sắc màu.

Chiều Tây Bắc trong veo ngà ngọc

Trời như cầm Cầm được Ở lòng tay

Người lính già trầm tư nỗi nhớ

Anh thả chiều vào tranh.

[…]

Bóng áo chàm sơn cước

Nhạt nhòa sương có ngọn khói

Nào đâu mà nhớ em đốt cơm lam

Vấn vít hoàng hôn cối giã gạo

Thập thình bên suối.

Bãi ngô non xanh rợn chân trời

Nắng cứ hừng lên trong tranh vẽ

Đoàn quân đi bóng ngả sườn non

Mái nhà sàn chênh vênh vách núi.

Âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Thương về Cố đô | Quang Linh

Huế sâu lắng, Huế buồn, Huế thương với không biết bao nhiêu ca khúc đã góp phần không nhỏ quảng bá du lịch Việt Nam tới bạn bè năm châu về một đất nước có bề dày truyền thống lịch sử. Đó chính là nét đẹp Á Đông thực thụ mà không có nhiều vùng văn hóa trên thế giới có được.

Người đi chốn xa thương về Cố Đô

Thương tà áo trắng thương mấy câu hò

Và giọng cười, vành nón kim luông

Ôi nắng chiều vỹ dạ thoáng buồn

Ngự Bình chơ vơ nhìn sông Hương.

Nhìn lăng tẳm, ôn thế hệ đã qua

Oai hùng di tích trang sử chưa nhòa

Từng giọng hò trên bến Vân Lâu

Năm tháng buồn như nước qua cầu

Chạnh lòng mấy phút giây âu sầu.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương

Thuyền về xuôi mái sông Hương

Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay.

Âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

Lời tựa: Xét cho cùng, sự quảng bá du lịch của Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào khác cũng đều có những sự tình cờ nhất định bởi chính các tác phẩm thơ ca, văn học. Nhưng đi vào lòng người nhanh nhất chính là những lời ca hay qua những ca khúc bất hủ đi vào lòng người.

Tác giả: Lê Kim

Tìm hiểu thêm:

One thought on “Chủ đích hay vô tình, âm nhạc quảng bá du lịch Việt Nam

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *